Dịch Vụ Bảo Vệ Siêu Thị
Các siêu thị & trung tâm thương mại (TTTM) thông thường được mở tại các vị trí trung tâm Thành phố, khu vực tập trung đông dân cư và tại các trục đường chính có mật độ giao thông đông đúc. Có lượng khách ra/ vào tham quan mua sắm đông đúc, đủ mọi thành phần về trình độ văn hóa, chủng tộc và quốc gia.
Hướng đến mục đích duy trì sự ổn định cho mọi kinh doanh thương mại, đảm bảo công tác an ninh và an toàn tài sản của doanh nghiệp và khách hàng tham quan mua sắm tại siêu thị - TTTM. Đồng thời luôn nâng cao uy tín, năng lực canh tranh, chất lượng dịch vụ phục vụ khách hàng tốt nhất và khẳng định đẳng cấp thương hiệu. Các nhà quản lý điều hành luôn tìm kiếm phương án bảo vệ siêu thị & giải pháp bảo vệ TTTM an toàn hiệu quả và tốt ưu nhất.
Bảo vệ siêu thị
Có 04 vị trí bảo vệ siêu thị: Cổng hành chính, Cổng dành cho khách hàng, Tuần tra, Xuất nhập hàng hóa.
Thường có 04 vị trí bảo vệ siêu thị
- Cổng hành chính
- Cổng dành cho khách hàng
- Tuần tra
- Xuất nhập hàng hóa
Bảo vệ siêu thị
* Với khách vào :
- Trước khi khách vào cổng hành chính, nhân viên bảo vệ siêu thị phải xin ý kiến của ban giám đốc siêu thị hoặc người được ban giám đốc uỷ quyền.
- Nếu được vào, bảo vệ phải làm thủ tục đăng ký vào sổ khách: Họ tên, CMND, ngày và nơi cấp, công ty của người đến liên hệ công tác,vào gặp ai, làm gì .
- Phải đăng ký những vật dụng khách mang vào.
Bảo vệ tại siêu thị
- Phải giữ một trong những giấy tờ sau: CMND, bằng lái xe ... để ghi nhận các thông tin cần thiết. đồng thời, ghi nhận lại thời gian vào làm việc, giờ ra khỏi siêu thị.
- Nhân viên bảo vệ phải liên hệ với văn phòng, bộ phận mà khách cần gặp liên hệ công tác, thông báo rõ cho bộ phận có liên quan tên khách, tên công ty và địa chỉ của công ty khách. Phát thẻ khách và hướng dẫn khách hàng đến bộ phận có liên quan mà khách hàng liên hệ, hoặc mời khách ngồi chờ người có trách nhiệm liên quan hướng dẫn khách hàng.
- Khi khách ra bảo vệ phải kiểm tra, giám sát những vật dụng khách mang ra Trả lại giấy tờ đã giữ của khách và đứng lên chào và mở cổng cho khách ra.
* Nhà thầu công ty cung cấp dịch vụ:
Bảo vệ siêu thị phải yêu cầu nhà thầu xuất trình giấy phép làm việc để được hướng dẫn đến nơi làm việc, phải ghi nhận lại tên nhân viên của công ty cung cấp dịch vụ, thời gian làm việc, sau đó sẽ cấp thẻ “thầu phụ”. Nhân viên bảo vệ nhân viên kỹ thuật siêu thị sẽ đi cùng với nhân viên nhà thầu đến nơi làm việc, trong thời gian nhận việc nhà thầu thực hiện công việc của họ bảo vệ phải có mặt giám sát, kiểm tra và ghi nhận toàn bộ công cụ, dụng cụ và thiết bị của nhân viên nhà thầu trước khi họ được phép vào nơi làm việc cũng như khi họ rời siêu thị.
* Nhân viên tiếp thị của nhà cung cấp:
- Bản danh sách cùng với hình của nhân viên tiếp thị nhà cung cấp phải được chấp thuận bởi Giám Đốc siêu thị. Bảo vệ tại cổng hành chính, giữ CMND và phát thẻ tên cho nhân viên tiếp thị, cuối ngày làm việc sẽ thu lại thẻ và hoàn trả CMND lại cho họ.
- Bất kỳ thay đổi nào (về giờ làm việc, nghỉ bệnh, chấm dứt hợp đồng, thay thế người mới) về nhân sự hoặc tăng thêm người gia hạn chương trình làm việc, khuyến mãi phải được cập nhật kịp thời cho Ban Giám Đốc siêu thị và Trưởng bộ phận an ninh siêu thị.
- Nhân viên tiếp thị, nhà cung cấp bắt buôc phải mặc đồng phục của nhà cung cấp tương ứng và đồng phục này phải được siêu thị chấp thuận, nhân viên tiếp thị không được phép sử dụng phòng giữ đồ của nhân viên siêu thị, nếu nhân viên tiếp thị không mặc đúng quy định hoặc không mang bảng tên, hoặc không có giấy tờ cá nhân bảo vệ siêu thị cổng hành chính sẽ không cho phép vào làm việc tại siêu thị. Chất nổ, chất phóng xạ, vũ khí vv… không được phép mang vào siêu thị.
* Nội quy ra vào siêu thị:
- Kiểm tra việc quẹt thẻ, đồng phục của nhân viên khi họ ra vào siêu thị (nhân viên phải mang giầy, không mang dép lê) .
- Nếu nhân viên không mặc đồng phục đúng quy định, không mang bảng tên sẽ không cho phép vào làm việc tại siêu thị.
- Quản lý các vật dụng cá nhân do nhân viên ký gửi tại cổng hành chính.
- Các cá nhân không được phép vào siêu thị sẽ không được ký gửi vật dụng cá nhân tại cổng hành chính.
- Hướng dẫn khách tham quan và liên hệ công tác với các phòng ban có liên quan,phải đảm bảo các nguyên tắc và quy định của siêu thị .
- Ghi nhận chính xác và đầy đủ các thông tin vào sổ bàn giao ca trực.
- Ghi nhận đầy đủ rõ ràng giờ khóa cửa, ai là người khoá, nhân viên cuối cùng rời khỏi siêu thị.
- Khi có tín hiệu báo động hoặc có sự cố bất thường, nhân viên bảo vệ siêu thị đang làm nhiệm vụ phải tìm hiểu nguyên nhân sự việc và thông báo cho Trưởng phòng an ninh siêu thị, quản lý nhóm ngành hàng trong ca trực hoặc công an.
- Tất cả cá nhân khi rời khỏi siêu thị phải kiểm tra người theo quy định nhằm ngăn chặn việc hàng hóa và tài sản của siêu thị bị thất thoát ra ngoài . Khi phát hiện bất kỳ sự gian lận nào, bảo vệ siêu thị phải lập biên bản sự việc ngay lập tức, khách hàng hoặc nhân viên siêu thị được yêu cầu xuất trình bóp, ví và điện thoại di động để thuận tiện cho việc kiểm tra.
* Dán tem hàng hóa tài sản và kiểm tra giấy phép ra cổng.
a- Dán tem hàng hóa, tài sản.
- Hàng hóa “tiêu dùng nội bộ” sẽ được nhân viên bảo vệ cổng hành chính kiểm tra, đối chiếu lượng hàng thực tế so với hóa đơn mua hàng và “phiếu yêu cầu mua hàng nội bộ” về các khoản mục số lượng, chủng loại hàng hóa, mã hàng, giá bán, và chữ ký của người có trách nhiệm.
- Sau khi kiểm tra, bảo vệ siêu thị cổng hành chính phải ký xác nhận trên tất cả các (phiếu yêu cầu mua hàng nội bộ) sẽ được bảo vệ lưu giữ, cuối ngày toàn bộ chứng từ liên quan sẽ được chuyển cho bộ phận thủ quỹ siêu thị.
b- Giấy phép ra cổng
- Giấy phép ra cổng được tạo ra nhằm:
- Bảo vệ tài sản của siêu thị được tạm thời mang ra khỏi siêu thị (để sửa chữa, chuyển tới một siêu thị khác).
- Hàng mẫu để chụp hình, khách hàng tham khảo (đặc biệt đối với nhà hàng, khách sạn).
- Tài sản của nhà cung cấp mang ra khỏi siêu thị.
- Giấy phép ra cổng thường có 3 liên :
- Liên thứ nhất: Bảo vệ siêu thị lưu giữ
- Liên thứ hai: Bộ phận, ngành hàng có liên quan.
- Liên thứ ba: Ban Giám Đốc siêu thị
- Bảo vệ siêu thị cổng hành chính có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu chữ ký của Ban Giám Đốc siêu thị trên chứng từ so với chữ ký mẫu, trước khi cho phép mang hàng hóa ra khỏi siêu thị.
- Hàng tuần bảo vệ phải lập báo cáo tổng hợp các trường hợp được cấp (chưa giải quyết) báo cáo tổng hợp này gửi cho Ban Giám Đốc siêu thị.
- Hàng tuần bảo vệ siêu thịphải bàn giao tất cả tài liệu liên quan đến (giấy phép ra cổng) của các trường hợp (đã giải quyết) cho an ninh siêu thị kiểm tra.
Chú ý: Tất cả hàng hóa mang ra khỏi siêu thị phải có giấy tờ hợp lệ, nhân viên bảo vệ cổng hành chính có trách nhiệm kiểm tra đối chiếu chữ ký của trưởng bộ phận và các phòng ban liên quan và của Ban Giám Đốc siêu thị.
* Tuần tra
- Nhân viên tuần tra bảo vệ đảm nhiệm khu vực nào thì phải đảm bảo duy trì an ninh tại khu vực đó, không tự ý thay đổi vị trí khi chưa có sự đồng ý của ca trưởng hoặc chỉ huy.
- Quan sát và ngăn ngừa nhân viên siêu thị hoặc khách hàng trao đổi hàng.
- Tuần tra bảo vệ siêu thi phải nhắc nhở khách hàng chấp hành nội quy không ngồi trên xe đẩy hàng, hút thuốc trong siêu thị.
- Theo dõi quan sát các đối tượng có biếu hiện nghi vấn, báo cho ca trưởng hoặc người chỉ huy.
- Quan sát các vị trí lân cận xung quanh vị trí mình đang phụ trách.
- Đối với khách hàng ăn uống trong siêu thị bảo vệ yêu cầu khách hàng thanh toán ngay cho hàng hóa đã sử dụng, tại quầy thu ngân, và sẽ đem lượng hàng còn lại cùng với hóa đơn thanh toán gửi lại quầy thu ngân, nếu hàng hóa đã sử dụng hết nhân viên bảo vệ siêu thị sẽ mang hóa đơn cho nhân viên bảo vệ tại cổng ra vào.
- Đối với hàng hóa do khách hàng làm bể vỡ, bảo vệ yêu cầu khách hàng thanh toán tại quầy thu ngân, nếu do lỗi của nhân viên ngành hàng nhân viên bảo vệ siêu thị sẽ lập biên bản yêu cầu quản lý nhóm ngành hàng xác minh làm rõ.
- Khi phát hiện khách hàng bóc vỏ, bao bì hàng hóa, thì yêu cầu khách hàng thanh toán số hàng hóa này.
- Phát hiện nhân viên siêu thị, công nhân thời vụ không mặc đồng phục không đeo thẻ nhân viên, hoặc ăn uống trong siêu thị, nhân viên bảo vệ lập biên bản gửi cho an ninh siêu thị.
- Khi phát hiện hàng hóa sắp xếp trên kệ không an toàn, không chằng buộc thì tuần tra bảo vệ siêu thị yêu cầu nhân viên ngành hàng sắp xếp lại hàng hóa ngay lập tức để đảm bảo an toàn.
- Khi thấy nhân viên siêu thị ngồi trên xe đẩy hoặc càng xe thì bảo vệ yêu cầu nhân viên đó phải xuống ngay, nếu không chấp hành bảo vệ tiến hành lâp biên bản báo cáo an ninh siêu thị để có biệp pháp xử lý.
* Khu vực quầy thu ngân:
- Đảm bảo không còn hàng hóa (do khách hàng để lại) tại các quầy thu ngân
- Kiểm tra ngẫu nhiên việc thu ngân tính tiền cho khách bằng cách quan sát đối chiếu hàng hóa thực tế được nhân viên thu ngân soạn so với mô tả hàng hóa hiển thị trên màn hình dành cho khách hàng.
- Quan sát và đảm bảo rằng nhân viên thu ngân kiểm tra đúng và đủ: Số lượng hàng hóa, số lượng bao bì.
- Tất cả hàng hóa đều được scan để tính tiền.
- Kiểm tra bên trong các thùng carton nhằm tránh tình trạng hàng hóa khác được giấu bên trong thùng hàng.
- Khách hàng thanh toán đầy đủ cho tất cả hàng hóa được ra khỏi quầy thu ngân.
- Kiểm tra tình trạng niêm phong của tất cả các thùng hàng.
- Nếu phát hiện được thùng hàng nào mất niêm phong, hoặc rách bảo vệ phải kiểm tra kỹ bên trong thùng hàng.
- Thường xuyên kiểm tra hàng hóa một cách chặt chẽ, chính xác.
* Bảo vệ vị trí Xuất - Nhập hàng hóa
- Nhân viên bảo vệ siêu thị làm nhiệm vụ giao nhận hàng hóa phải ghi chép đầy đủ các thông tin có liên quan của các mặt hàng được nhập vào kho (chủng loại, số lượng) các thông tin ghi nhận phải độc lập với nhân viên giao nhận hàng hóa. Nếu có nghi ngờ, nhân viên bảo vệ phải yêu cầu kiểm tra lại toàn bộ kiện hàng.
- Bộ phận giao nhận hàng hóa, siêu thị sẽ cung cấp nửa bản kê đơn đặt hàng copy (phần liệt kê các thông tin mô tả hàng hóa, đơn vị tính giá bán, mã số hàng hóa, mã vạch) cho nhân viên bảo vệ siêu thị làm nhiệm vụ giám sát việc giao nhận hàng hóa.
- Bộ phận giao nhận hàng, siêu thị sẽ cung cấp cho bảo vệ bản kê khai chi tiết hàng hóa giao nhận trong ngày.
- Hàng ngày những kết quả kiểm tra đối chiếu sẽ được nhân viên bảo vệ siêu thị chuyển Ban Giám Đốc.
- Đến giờ nhận hàng bảo vệ phải nhắc nhở nhân viên giao nhận niêm phong tất cả các thùng hàng sau khi đã kiểm tra, tất cả hàng hóa đã kiểm đếm trước khi chuyển vào kho phải được chằng buộc cẩn thận.
- Chỉ được phép cho hàng hóa chuyển vào kho hàng khi thủ tục kiểm đếm đã hoàn tất và lập biên bản ký kết.
- Nhắc nhở nhà cung cấp mang thẻ đầy đủ khi giao nhận hàng hóa, những cá nhân không mang thẻ sẽ không được phép vào khu vực giao nhận hàng hóa.